Những thói quen làm tổn thương bàn chân

Bạn đang xem: Những thói quen làm tổn thương bàn chân được biên tập nội dung bởi Sieuthiyte, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi sieuthiytegiadinh.com. Thường xuyên cập nhập sieuthiytegiadinh.com để nhận những thông tin mới nhất.

Đi giày quá rộng hay quá chật, thường xuyên mang dép xỏ ngón, đứng quá lâu, không tốt cho bàn chân.

Bàn chân con người có 26 xương, 33 khớp, hơn 100 cơ, dây chằng và gân. Chúng có có khả năng xử lý hàng trăm tấn lực mỗi ngày và đưa bạn đi khắp nơi. Tuy nhiên, áp lực này cũng khiến chân có nguy cơ tổn thương.

Dưới đây là những thói quen cần tránh.

Đi giày không vừa chân

Nghiên cứu năm 2018 thuộc Đại học La Trobe (Australia) cho thấy những đôi giày không vừa vặn có liên quan đến tình trạng đau chân, ngón chân hình búa, vết chai. Các nhà khoa học tổng hợp 18 nghiên cứu xem xét các vấn đề về giày và bàn chân. Kết quả cho thấy có 63-72% người đi giày không vừa với chiều rộng hoặc chiều dài của bàn chân.

Để lựa chọn giày phù hợp, bạn nên đo chân trước. Nên mua giày mới vào cuối buổi chiều vì khi đó chân hơi giãn ra và bạn có thể cảm nhận rõ hơn độ phù hợp.

Thường xuyên mang dép xỏ ngón

Dép xỏ ngón không có dây cố định nên không đủ hỗ trợ cho chân khi di chuyển. Nếu mang dép xỏ ngón thời gian dài có thể khiến mắt cá chân bị lệch và kéo giãn các mô ở lòng bàn chân, gây viêm. Lòng bàn chân cũng dễ đau và sưng đỏ, dễ dẫn đến viêm dải gân cơ ở bàn chân (viêm cân gan chân). Nên thay dép xỏ ngón bằng một đôi sandal có quai hậu hoặc giày thể thao.

Bàn chân dễ bị đau, chấn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Ảnh: Freepik

Bàn chân dễ bị đau, chấn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Ảnh: Freepik

Không cho chân nghỉ ngơi

Đứng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về mắt cá chân, đầu gối và lưng dưới. Cho chân nghỉ ngơi để giảm đau và áp lực ở chân.

Nếu công việc phải đứng nhiều, bạn nên cựa quậy các ngón chân, quặp lại trong vài giây rồi xòe ngón chân ra. Bạn cũng có thể đứng nhón một chân và đung đưa nhẹ gót. Massage chân khi về nhà để giảm mỏi và đau nhức.

Không thay giày

Giày dép sẽ mòn theo thời gian và mang đến các rủi ro như viêm cân gan chân. Tiến sĩ, bác sĩ Andrew Gerken, Viện Chỉnh hình Hoag (Mỹ) khuyên mọi người nên thay giày sau khi đi được 500 km hoặc khoảng 4 tháng một lần.

Không mang vớ

Mang giày không đeo vớ (tất) có nguy cơ nhiễm nấm và phồng rộp, lở loét chân. Mang vớ khi đi giày, thường xuyên vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch giúp bảo vệ bộ phận này. Khi mua vớ, bạn nên chọn chất liệu tự nhiên, thoáng khí và có khả năng hút ẩm tốt như bông, tre.

Không giãn cơ trước khi tập luyện

Giãn cơ giúp cải thiện tính linh hoạt của cơ bắp, cải thiện tư thế và giảm căng thẳng. Động tác này còn có thể làm nóng các cơ ở bàn chân và mắt cá chân, từ đó giảm nguy cơ chấn thương, ngăn ngừa cơn đau.

Theo Đại học Y khoa Thể thao Mỹ (ACSM), người tập thể dục nên giãn cơ trước 5-10 phút để khởi động và sau khi tập luyện để cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Người làm việc với máy tính trong thời gian dài, đứng lâu hoặc ngồi nhiều cũng nên thực hiện một số động tác giãn cơ nhẹ.

Không chăm sóc cho đôi chân

Một trong những thói quen xấu hàng ngày có thể tổn thương đôi chân là không chăm sóc, vệ sinh. Nên quan sát phần da ở lòng bàn chân, giữa các ngón chân… Nếu có tổn thương, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Chăm sóc da bằng cách thoa kem dưỡng da, xoa bóp giúp phòng tránh bàn chân nứt nẻ và gây khó chịu.

Xem thêm: Cơ thể thay đổi thế nào khi mãn kinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Những thói quen làm tổn thương bàn chân. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: sieuthiytegiadinh.com

Chia sẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *