Mất ngủ ở người trẻ

Bạn đang xem: Mất ngủ ở người trẻ được biên tập nội dung bởi Sieuthiyte, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi sieuthiytegiadinh.com. Thường xuyên cập nhập sieuthiytegiadinh.com để nhận những thông tin mới nhất.

Khoảng 37% người trẻ Việt mất ngủ, 73% bị căng thẳng do rối loạn giấc ngủ, áp lực công việc và cuộc sống, không có thời gian nghỉ ngơi.

Thạc sĩ, bác sĩ Trương Huệ Linh, khoa Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thông tin trên, dẫn nguồn từ hãng nghiên cứu thị trường Wakefield Research khảo sát tại 8 quốc gia, trong đó có Việt Nam, vào năm 2019. Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội mỗi năm có khoảng 3.000 bệnh nhân điều trị rối loạn giấc ngủ, trong đó người trẻ mất ngủ chiếm 30%, số lượng tăng lên trong những năm gần đây.

Theo bác sĩ Linh, trước đây, tình trạng này thường xảy ra ở người sau tuổi 40. Học tập, công việc bận rộn, thói quen sử dụng điện thoại, sinh hoạt thiếu khoa học và ít giao tiếp xã hội khiến nhiều người trẻ mất ngủ.

Như anh Nam, 22 tuổi, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám do mất ngủ, thường gặp ác mộng ba tháng nay. Một tuần trở lại đây, anh chỉ ngủ hai tiếng mỗi đêm; luôn căng thẳng, chán nản do áp lực cuộc sống.

Anh được chẩn đoán mất ngủ và trầm cảm nặng. Bác sĩ chỉ định điều trị thuốc, kích thích từ trường xuyên sọ. Kỹ thuật này sử dụng các xung từ trường xuyên qua xương sọ, tác động đến các tế bào thần kinh ở vỏ não, nhờ đó tăng cường hoạt động điện sinh lý của tế bào thần kinh, tái tạo đường liên hệ giữa các vùng chức năng của não. Sau khoảng ba tháng, anh Nam ổn định, ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Cũng như anh Nam, chị Liên, 25 tuổi, đau đầu khi căng thẳng, cảm giác đau giật trong đầu. Mất ngủ gần một năm, mỗi đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, giấc ngủ chập chờn, có đêm thức trắng. Chị bị suy nhược thần kinh, lo lắng nhiều do áp lực công việc, không có thời gian nghỉ ngơi. Bác sĩ chẩn đoán đau đầu do dị dạng mạch máu, có xung đột dây thần kinh 5, 7, 8 và mạch máu; rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.

Người bệnh được kê thuốc và trị liệu với máy kích thích từ trường xuyên sọ. Sau 10 lần điều trị, người bệnh bớt đau đầu, ngủ tốt, sâu giấc.

Người bệnh mất ngủ điều trị với máy kích thích từ trường xuyên sọ. Ảnh: Trung Vũ

Người bệnh mất ngủ điều trị với máy kích thích từ trường xuyên sọ. Ảnh: Trung Vũ

Hiện có nhiều phương pháp hiện đại điều trị mất ngủ, trong đó có kích thích từ trường xuyên sọ. Theo bác sĩ Linh, đây là kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau, không cần gây mê, an toàn cho người bệnh. Lộ trình điều trị được xây dựng tùy vào từng bệnh nhân. Thời gian một lần điều trị khoảng 30-40 phút. Sau đó, bệnh nhân nghỉ ngơi khoảng 10-15 phút và có thể ra về, sinh hoạt, làm việc bình thường.

Ngủ ít đi 1-2 giờ một ngày không ảnh hưởng nhiều, nhưng tình trạng này kéo dài không tốt cho não, khả năng mắc một số rối loạn trong sức khỏe tâm thần.

Mất ngủ kéo dài gây căng thẳng, ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày, công việc, tăng nguy cơ trầm cảm. Các nghiên cứu tổng hợp đăng trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ cho thấy ngủ quá ngắn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm đến 31%. Người bệnh mất ngủ kéo dài thường chán ăn, mệt mỏi, hay quên, có thể có suy nghĩ tự sát.

Mất ngủ và trầm cảm có thể chữa trị nếu phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ. Bác sĩ Huệ Linh khuyên người trưởng thành nên ngủ trung bình 7-9 tiếng, thời điểm ngủ tốt nhất là 22-23h.

Xem thêm: Món ăn nhẹ ban đêm kiểm soát đường huyết.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Mất ngủ ở người trẻ. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: sieuthiytegiadinh.com

Chia sẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *