Bạn đang xem: Làm gì khi đau cơ vùng sau đùi? được biên tập nội dung bởi Sieuthiyte, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi sieuthiytegiadinh.com. Thường xuyên cập nhập sieuthiytegiadinh.com để nhận những thông tin mới nhất.
Đau cơ vùng sau đùi thường có thể phục hồi tốt bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, nếu chấn thương nghiêm trọng cần phẫu thuật.
Các cơ vùng sau đùi có thể bị rách hoặc kéo giãn quá mức khi té ngã do chơi thể thao, va chạm giao thông. Tình trạng này thường gặp ở vận động viên, người có tiền sử tổn thương dây chằng đầu gối.
ThS.BS.CKI Hồ Văn Duy Ân, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết tổn thương các cơ vùng sau đùi có thể chia làm ba cấp độ. Trong đó, mức độ nhẹ nhất khi chỉ một vài sợi cơ bị đứt hoặc tổn thương. Người bệnh thường cảm thấy đau, cứng ở phía sau chân, sưng nhẹ, có thể đi lại và gập đầu gối bình thường.
Ở độ hai, khoảng một nửa số sợi cơ bị rách, gây đau cấp tính, sưng tấy, vài trường hợp có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Khi tổn thương đạt đến độ ba, hơn một nửa số sợi cơ bị đứt, sưng đau nghiêm trọng, cơ rất yếu, khó cử động, cần phẫu thuật sớm.

Tổn thương các cơ vùng sau đùi có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động. Ảnh: Freepik
Hầu hết trường hợp tổn thương các cơ vùng sau đùi có thể phục hồi hiệu quả sau khi điều trị bảo tồn đúng cách. Nếu chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh, bác sĩ cân nhắc chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Chăm sóc tại nhà: Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh gây đau hoặc khiến vết thương trở nên nghiêm trọng. Sau đó nên chườm lạnh càng sớm càng tốt. Trong vòng 48 giờ đầu tiên, chườm đá khoảng 10 phút mỗi giờ. Khi các triệu chứng được cải thiện, có thể giảm số lần chườm mỗi ngày. Người bệnh nên băng ép đầu gối để bảo vệ và cố định vùng chấn thương.
Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ibuprofen… khi chấn thương các cơ vùng sau đùi gây đau nhức nghiêm trọng và kéo dài. Nếu vẫn không hiệu quả, có thể cần tiêm corticosteroid.
Vật lý trị liệu giúp bảo vệ đầu gối, tránh biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ngoài. Người bệnh thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu để cải thiện căng cơ gân kheo. Siêu âm, liệu pháp sóng xung kích, xoa bóp… có thể được kết hợp điều trị nếu cần thiết.
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng nhằm ngăn biến chứng về sau nếu các cơ vùng sau đùi mất ổn định, các cấu trúc liên quan khác bị tổn thương nghiêm trọng.

Bác sĩ Ân (phải) trong một ca phẫu thuật điều trị bệnh ở khớp. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Sau điều trị, người bệnh không nên hoạt động mạnh, hạn chế tập luyện trong ít nhất 6 tuần. Bác sĩ tư vấn những hình thức vận động phù hợp. Nếu vội vàng chơi thể thao trở lại khi vết thương chưa phục hồi hoàn toàn có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm khớp, tổn thương gân và các cấu trúc quan trọng khác ở đầu gối.
Bác sĩ Ân cho biết chấn thương các cơ vùng sau đùi có thể phòng ngừa khi khởi động kỹ ít nhất 10 phút trước tập luyện; thực hiện các bài tập kéo căng, uốn cong trong vòng 3-5 phút trước và sau khi vận động; tránh vận động quá sức. Chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường các thực phẩm tốt cho cơ bắp; mang giày dép có kích cỡ phù hợp…
Người bệnh nên đến bác sĩ khám khi nhận thấy dấu hiệu như sưng đau ngày càng nặng, tổn thương không có dấu hiệu lành, ngứa ran hoặc tê đột ngột ở chân.
Xem thêm: Ăn gì sau sinh để lợi sữa, nhanh lấy lại vóc dáng?
Trên đây là những thông tin cơ bản về Làm gì khi đau cơ vùng sau đùi? Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: sieuthiytegiadinh.com