Vì sao bạn nghẹt mũi nặng hơn về đêm?

Bạn đang xem: Vì sao bạn nghẹt mũi nặng hơn về đêm? được biên tập nội dung bởi Sieuthiyte, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi sieuthiytegiadinh.com. Thường xuyên cập nhập sieuthiytegiadinh.com để nhận những thông tin mới nhất.

Mũi tắc nghẽn nặng khi không khí khô lạnh, tư thế nằm ngủ khiến chất nhầy tích tụ, đọng lại trong đường thở nhiều hơn.

Nghẹt mũi thường không nguy hiểm, dễ điều trị. Một số trường hợp có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là các nguyên nhân khiến nghẹt mũi nhiều hơn vào ban đêm.

Chất gây dị ứng trong không khí

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với tác nhân lạ. Cơ thể giải phóng hóa chất gây viêm khiến mạch máu mở rộng, chất lỏng rò rỉ từ các mạch máu vào mô xung quanh, dẫn đến sưng tấy. Nghẹt mũi nặng hơn khi mô niêm mạc trong mũi sưng, viêm. Tắc nghẽn đường hô hấp trên cũng có thể do mạt bụi phát triển mạnh trong chăn, gối, đệm vào ban đêm.

Không khí lạnh khô

Không khí đi qua đường mũi được làm ấm. Khi tiếp xúc với không khí lạnh khô, niêm mạc mũi kích ứng và viêm. Viêm dẫn đến sưng tấy, tăng sản xuất chất nhầy, nghẹt mũi. Khi đêm xuống, không khí lạnh hơn, nhất là vào mùa đông, nơi có nhiệt độ thấp.

Trọng lực và tư thế ngủ

Ban ngày, khi đứng ngồi, chất nhầy chảy từ mũi xoang vào phía sau cổ họng. Tuy nhiên, khi nằm ngủ, trọng lực thay đổi khiến chất nhầy tích tụ, đọng lại trong đường mũi.

Người bị lệch vách ngăn, hở hàm ếch, chấn thương vùng đầu cổ thường nghẹt mũi nhiều hơn về đêm. Tuổi già có thể khiến các cấu trúc bên trong đường mũi thay đổi, suy yếu gây tắc nghẽn.

Chứng ngưng thở khi ngủ đặc trưng bởi sự co thắt lặp đi lặp lại đường hô hấp trên cũng dẫn đến tắc nghẽn mũi.

Trọng lực thay đổi khi nằm có thể gây nghẹt mũi. Ảnh: Freepik

Nghẹt mũi thường nặng hơn khi nằm xuống. Ảnh: Freepik

Thay đổi lưu lượng máu khi nằm

Khi nằm ngủ, trọng lực khiến lưu lượng máu đến nửa trên của cơ thể tăng lên, gồm cả đầu, đường mũi. Dòng chảy của máu tăng lên tạo áp lực dẫn đến viêm mũi, sưng tấy, tăng sản xuất chất nhầy.

Viêm mũi vân mạch (tình trạng sưng mạch máu mũi), viêm mũi khi mang thai ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến đường mũi. Béo phì làm tăng nguy cơ chèn ép tĩnh mạch cảnh trong cổ, tạo áp lực lên mũi.

Thay đổi cortisol

Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI) có thể gây nghẹt mũi, nhất là khi nằm xuống. Nhưng nghẹt mũi do URTI thường tồi tệ hơn vào ban đêm do nồng độ hormone cortisol giảm xuống.

Cortisol là hormone liên quan đến bản năng tự vệ. Khi có mối đe dọa về thể chất, tinh thần như căng thẳng, hormone này tăng lên khiến mạch máu, đồng tử, đường thở giãn ra để đối phó. Giảm cortisol về đêm làm cho triệu chứng của URTI rõ rệt như cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng.

Mắc bệnh

Tắc nghẽn mũi còn do bệnh lý như polyp mũi (niêm mạc mũi viêm, không phải ung thư), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khối u ác tính trong mũi hoặc xoang.

Trào ngược axit thường có triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, đau ngực, nghẹt mũi. Ngứa, nghẹt mũi do trào ngược axit thường trầm trọng hơn vào ban đêm vì tư thế ngủ cho phép axit chảy ngược về phía đường mũi, cổ họng.

Nghẹt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cách giúp ngủ ngon hơn như gối cao đầu, không ăn trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, đặt máy tạo độ ẩm ở cạnh giường, uống nhiều nước, không hút thuốc. Điều trị nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân.

Xem thêm: 5 bài tập cho người thoái hóa cột sống lưng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về Vì sao bạn nghẹt mũi nặng hơn về đêm? Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: sieuthiytegiadinh.com

Chia sẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *