BỒN NGÂM CHÂN MASSAGE M18C-7 là dòng sản phẩm bồn ngâm chân cho Thiết bị y tế Gia Bảo Minh phân phối chính hãng tới tay người dùng với giá thành phải chăng nhất chất lượng cao đảm bảo an toàn
THÔNG TIN BỒN NGÂM CHÂN MASSAGE M18C-7
– Chất liệu nhựa cao cấp- BỒN NGÂM CHÂN MASSAGE M18C-7 hồng ngoại với chân xoay điện tử có 6 chức năng gồm:
Xoay hạt để mát xa chân;
Tăng, giảm nhiệt độ nước;
Tạo sóng;
Cài đặt thời gian;
Tăng giảm tốc độ;
Đồng hồ hiển thị kỹ thuật số,
Massage bọt sủi và hồng ngoại.
– Màu đem trắng
– Nhiệt độ nước khi ngâm: Từ 35-480C
– Trọng lượng 7kg
– Điện áp định mức AC220V
– Tần số định mức 50HZ
– Công suất định mức 800 W

– Tên sản phẩm MIMIR BỒN NGÂM CHÂN MASSAGE M18C-7
– Công nghệ rung từ để mát xa chân
Tên sản phẩm: | Bồn massage chân |
Điện áp : | AC110V-240V |
Công suất : | 800W |
Màn hình hiển thị: | Dạng màn hình LED |
Nhiệt độ khi hoạt động: | 35℃~48℃ |
Kích cỡ sản phẩm: | 440x400x340mm |
Kích cỡ đóng thùng: | 490x420x370mm |
Container : | 800 cái/ công 40feet |
Đặc tính/Chức năng: | 1: Sưởi ấm |
2:Tự động quay khi massage | |
3:Sục oxy | |
4: Ánh sáng hồng ngoại | |
5: Tay cầm | |
6: Có ống thoát nước ra | |
7: Đá nổi |

TÁC DỤNG CỦA BỒN NGÂM CHÂN M18C-7

Mát xa chân cho lưu thông khí huyết, giảm đau các bệnh về chân, rất tốt cho người cao tuổi.
– Giúp cơ thể điều chỉnh những rối loạn chức năng của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, cơ xương khớp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu, giảm đau, êm dịu thần kinh, giảm stress, thư giãn và phục hồi sức khỏe.
– Tác động trực tiếp vào các huyệt đạo bàn chân giúp thải độc tốt cho cơ thể.
TẠI SAO NÊN NGÂM CHÂN VÀ CÁCH NGÂM CHÂN ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE
Ngâm chân là một trong những cách đơn giản giúp bạn giữ cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.
Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên chúng ta nên ngâm châm mỗi ngày để hạn chế bệnh tật. Bạn không thể có được một giấc ngủ ngon nếu đôi chân bị lạnh. Bởi lẽ, chân lạnh có thể khiến toàn thân bị lạnh do kinh mạch của thận và tỳ vị bắt nguồn từ chân nhưng do chân nằm xa tim nên thời gian để máu vận chuyển tới đây lâu hơn so với các cơ quan khác. Điều này có thể khiến chân bị thiếu hụt máu và rất dễ nhiễm lạnh.
Trong thời tiết giá rét, nhiều người phòng lạnh cho chân bằng cách đi tất, thậm chí sử dụng các loại tất có chất liệu rất dày và đi cả ngày, kể cả khi ngủ. Tuy nhiên, thực tế thì thói quen này không hề tốt cho chân bởi vì chân sẽ không được thoáng khí. Đặc biệt là sau khi bạn rửa chân xong, chỉ lau khô và đi tất ngay dễ khiến chân bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng là lý do vì sao một số người thường bị bệnh nấm chân vào mùa lạnh.
Ngâm chân có tác dụng gì?
Mục đích của ngâm chân là để giữ ấm cho chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái.
Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.
Sau khi ngâm chân xong có thể mát xa cho chân để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày… đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân không được thực hiện bừa bãi mà phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một giờ. Nên chọn thời gian khoảng 16 – 17 h hoặc 21h để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 – 15 phút.
2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.
3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Các cách ngâm chân hiệu quả
Cách 1: Ngâm chân với nước gừng
Ngâm chân với gừng giúp bổ dương và loại bỏ hàn khí
Cho gừng đã được đập dẹp (không cần giã nhỏ) và hoa hồng vào miếng vải thưa. Sau đó thả vào nước và cho thêm một thìa cafe muối ăn vào để làm nước ngâm châm. Ngâm chân theo cách này rất hiệu quả trong việc bổ dương và loại bỏ khí lạnh.
Cách 2: Ngâm chân với nước hoa hồng
Ngâm chân với hoa hồng giúp trị chứng đau mỏi lưng
Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó, cho thêm một muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm. Ngâm chân theo cách này có tác dụng chữa chứng đau mỏi lưng rất tốt.
Cách 3: Ngâm chân với nước ngải cứu
Ngâm chân với ngải cứu giúp trị chứng phong hàn.
Chia 1 lạng lá ngải thành 5 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa vào nồi nước đun sôi. Xông chân trước rồi sau đó mới ngâm chân. Cách này giúp trị chứng phong hàn, lạnh chân, mỏi lưng và bệnh hô hấp.
Trong quá trình ngâm chân, không phải ai cũng ra mồi hôi ngay từ lần đầu thực hiện. Do vậy, bạn cần kiên trì trong nhiều ngày và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp với mình để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Cách 4: Ngâm chân với muối và nước ấm
Ngâm chân nước muối có tác dụng trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân…
- Chuẩn bị: 1,5 lít nước, 20 gram muối hạt.
- Cách làm: Bỏ muối hạt vào nước đã đun sôi, sau khi hòa tan muối có thể pha thêm nước nguội đến mức nhiệt độ khoảng trên dưới 40 độ C (hoặc có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy thuộc vào cảm nhận của người người ngâm chân) rồi đổ vào một thùng gỗ để ngâm chân (nước ngâm phải cao trên mắt cá chân).
- Công dụng: Phương pháp ngâm chân đơn giản này là một cách thư giãn, tạo sự hưng phấn cho thần kinh, đem lại cảm giác thoải mái và ngủ ngon. Ngoài ra, ngâm chân nước muối còn có tác dụng trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân, giảm đau do viêm khớp.
Cách 5: Ngâm chân với sả, muối và nước ấm
Ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái.
- Chuẩn bị: 1,5 lít nước, 5 nhánh sả tươi, 20 gram muối hạt.
- Cách làm: Đập dập sả, bỏ vào nước đã đun sôi cùng muối hạt khoảng 5 phút. Sau đó, chắt lấy nước sả và pha thêm nước lạnh vào để mức nhiệt độ khoảng trên dưới 40 độ C (hoặc có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy thuộc vào cảm nhận của người người ngâm chân) rồi đổ vào một thùng gỗ để ngâm chân. Nước ngâm chân ngập đến mắt cá chân và khi ngâm chân nên xoa bóp nhẹ nhàng.
- Công dụng: Trong cây sả có rất nhiều tinh dầu, mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái, cải thiện giấc ngủ, trị ho do lạnh, cảm cúm, điều trị bệnh hôi chân…
Cách 6: Ngâm châm với lá lốt, muối và nước ấm
Ngâm chân bằng nước lá lốt giúp tốt cho xương khớp.
- Chuẩn bị: 1,5 lít nước, 30 gram lá lốt tươi, 20 gram muối hạt.
- Cách làm: Lá lốt (cả cây-rễ, loại già) rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào 1,5 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm muối vào. Pha thêm nước lạnh/hoặc để nước hạ nhiệt đến khoảng 40 độ C thì đổ ra chậu gỗ ngâm chân, nhớ ngâm chân qua mắt cá và xoa bóp chân trong quá trình ngâm.
- Công dụng: Ngâm chân bằng lá lốt là bài thuốc để chữa chứng ra mồ hôi tay chân (còn gọi là phong tê thất). Để đạt hiệu quả cần ngâm liên tục 1 lần/ngày trong vòng 5-7 ngày. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước lá lốt còn giúp tốt cho xương khớp, sạch chân, trừ hàn và giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
Chúc bạn có được một đôi chân đẹp và một cơ thể khỏe mạnh với liệu pháp ngâm chân này
Reviews
There are no reviews yet.